Go Back Up

Hệ số tương quan là gì? Ứng dụng hệ số tương quan trong đầu tư chứng khoán

Phân tích cơ bản Feb 28, 2024 5:17:05 PM Admin 3 min read

Hệ số tương quan (Correlation) là gì ?

Trong thống kê, hệ số tương quan đo lường mức độ mà hai (hoặc nhiều) biến di chuyển cùng nhau. Giá trị hệ số tương quan dương cho biết chuyển động cùng nhau theo cùng một hướng. Giá trị hệ số tương quan âm cho biết chuyển động theo các hướng ngược nhau. Giá trị hệ số tương quan nằm trong khoảng từ -1.0 đến +1.0, với giá trị 0 cho biết không có mối quan hệ nào giữa các biến. Trong tài chính và thị trường tài chính, hệ số tương quan đo lường mối quan hệ giữa hai chứng khoán (cổ phiếu, trái phiếu, ETF, quỹ tương hỗ, chỉ số, v.v.) và mức độ chúng di chuyển cùng nhau. Các chứng khoán có giá trị hệ số tương quan dương cao di chuyển cùng chiều với nhau. Chứng khoán có giá trị hệ số tương quan âm cao di chuyển theo các hướng hoàn toàn ngược lại. Các chứng khoán có giá trị hệ số tương quan rất thấp (bằng hoặc xung quanh 0) không liên quan đến các hướng di chuyển của chúng.

Tại sao nên sử dụng hệ số tương quan?

Hệ số tương quan có thể được sử dụng để xây dựng một danh mục đầu tư đa dạng, giảm rủi ro đồng thời cải thiện lợi nhuận. Bằng cách xây dựng một danh mục đầu tư bao gồm một tập hợp đa dạng chứng khoán trên nhiều loại tài sản, mỗi loại có giá trị hệ số tương quan thấp, bạn có thể hạn chế rủi ro bằng cách giảm khả năng gặp phải các cú sốc thị trường.

Cách sử dụng hệ số tương quan để tạo danh mục đầu tư hiệu quả

Chỉ báo hệ số tương quan dao động trong khoảng từ -1 đến +1, tuy vậy thì nó không phải là một chỉ báo dao động động lương. Thay vào đó, nó sẽ di chuyển từ thời kỳ tương quan dương sang thời kỳ tương quan âm. +1 được coi là một tương quan dương tuyệt đối, và điều này tương đối hiếm. Hệ số tương quan là +1 có nghĩa là 2 chứng khoán di chuyển cùng một hướng và thường thì hệ số tương quan sẽ thay đổi theo thời gian. Cổ phiếu ở rổ VN30 sẽ có mối tương quan dương với chỉ số VN30 trong phần lớn thời gian. Ở ví dụ ở dưới, ta có thể thấy hệ số tương quan 20 ngày ở vùng dương trong phần lớn thời gian và dao động trong khoảng mức +0.8. Đây là minh chứng cho việc cổ phiếu HPG và chỉ số VN30 có mối tương quan dương. Nếu hệ số tương quan ở trên mức +.50 thì được coi là có mối tương quan dương.  Mức -1 được coi là mức tương quan âm tuyệt đối, điều này tương đối hiếm. Nếu hệ số tương quan dao động từ -1 đến 0 được coi là 2 chứng khoán di chuyển ngược hướng nhau. Mức độ tương quan âm cũng dao động theo thời gian. Một ví dụ điển hình của tương quan âm là giữa Vàng ($GOLD) với chỉ số đồng Đô la Mỹ ($USD). Mặc dù cũng có thời điểm hệ số tương quan ở vùng dương nhưng phần lớn thời gian nó nằm ở vùng âm. Nếu hệ số tương quan ở mức -.50 thì được coi là có tương quan âm mạnh.  Việc sử dụng chỉ báo hệ số tương quan có thể giúp chúng ta xây dựng một danh mục có độ đa dạng hóa cao. Tóm lại, hệ số tương quan cho chúng ta biết mối quan hệ giữa hai chứng khoán. Trong một khoảng thời gian nhất định, hai chứng khoán di chuyển cùng nhau khi hệ số tương quan là dương. Ngược lại, hai chứng khoán chuyển động ngược chiều nhau khi hệ số tương quan âm. Các ví dụ trên cho thấy Hệ số tương quan 20 ngày.  Các nhà đầu tư dài hạn có thể sử dụng chỉ báo hệ số tương quan với khung thời gian dài hơn để phản ánh mối quan hệ lâu dài hơn.

Admin